Có phải phân loại các khoản mục chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn trước khi lập BCTC?

Phân biệt ngắn hạn và dài hạn khi lập BCTC Kế toán Lương Gia

Tại đoạn 37 chuẩn mực kế toán số 21 (trình bày báo cáo tài chính) quy định:
“Trong Bảng cân đối kế toán mỗi doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn.”
Đây được xem là yêu cầu cơ bản khi lập bảng cân đối kế toán, vì các thông tin này nếu bị trình bày sai lệch sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tại khoản 4 điều 102 thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau: 
“4. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. 
a) Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn;
b) Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn. 
c) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.”

Như vậy căn cứ theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
+ Các tài sản và nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng thì được phân loại là ngắn hạn.

+ Doanh nghiệp phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả. Trong kỳ trước các tài sản và nợ phải trả mà được phân loại là dài hạn nhưng đến kỳ này có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng thì được phân loại là ngắn hạn.

Như vậy theo quy định trên thì chi phí trả trước là một loại tài sản của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp phải phân loại chi phí trả trước khi lập báo cáo tài chính.

Bộ tài chính vừa ban hành công văn số 12568/BTC-CĐKT (tải công văn 12568 TẠI ĐÂY) giải thích các nội dung của Thông tư 200. Cụ thể tại mục 12 công văn số 12568 hướng dẫn như sau:
“12. Về chi phí trả trước 
Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).” 

Như vậy riêng đối với các khoản chi phí trả trước thì không phải tái phân loại lại khi lập BCTC. 
Ví dụ: Công ty KẾ TOÁN LƯƠNG GIA có khoản mục chi phí trả trước là chi phí bảo hiểm 2 năm (đã được phân loại là dài hạn) ghi nhận vào tháng 2 năm 2018. Như vậy khi lập BCTC năm 2019 mặc dù khoản mục chi phí trả trước chỉ còn khoảng 2 tháng nhưng không phân loại thành khoản mục ngắn hạn.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN LƯƠNG GIA
Địa chỉ: Tổ 16, Phường Lộc Vượng, TP. Nam Định, T. Nam Định
Website: ketoanluonggia.com
Email: luonggia@ketoanluonggia.com

Facebook: facebook.com/ketoanthueluonggia
Hotline: 0963 755 689 (Viettel) – 0948 755 689 (Vina) – 0931 755 689 (Mobi)

4.7/5 - (520 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0963.755.689 (Viettel)
0948.755.689 (Vina)
0931.755.689 (Mobi)